Nhật Bản Cải cách tiền tệ

Tình huống xấu nhất, chính sách tiền tệ mới của BOJ có thể đẩy Nhật từ giảm phát tới lạm phát cực cao mà không có điểm dừng.

Kinh tế Tokyo là một bộ máy tạo ra những khoản tiết kiệm tư nhân khổng lồ. Haruhiko Kuroda, Thống đốc mới của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ), đã phát biểu như vậy khi đưa ra cuộc cách mạng chính sách tiền tệ. 

Ông đã kết thúc hai thập kỷ cẩn trọng của chính phủ Nhật khi BOJ tuyên bố bất lực trong việc chấm dứt tình trạng giảm phát. Mục tiêu lạm phát 2% trong vòng hai năm của Thủ tướng Shinzo Abe là đầy tham vọng - và ông Kuroda đã đưa ra một chính sách táo bạo để đạt mục tiêu đó. Câu hỏi đặt ra là liệu chính sách này có thành công hay không? Câu trả lời là: Không, nếu đặt chính sách này riêng biệt. Chính phủ Nhật chỉ có thể thành công khi thực hiện chính sách tiền tệ bám sát với các chính sách cải cách cơ cấu triệt để.

Ngày 04/4, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố chính sách “tiếp tục nới lỏng tiền tệ về số lượng và chất lượng”. Theo đó, BOJ đã áp dụng “giám sát cơ số tiền tệ” để theo đuổi việc nới lỏng số lượng, thay đổi mục tiêu chính trong các hoạt động thị trường tiền tệ từ lãi suất qua đêm hiện nay sang cơ số tiền tệ. BOJ sẽ tăng cơ số tiền tệ lưu thông trên thị trường với tốc độ hàng năm khoảng 60.000-70.000 tỷ yen (tương đương 13 - 15% GDP) và mức độ tăng trưởng trung bình của trái phiếu chính phủ Nhật Bản sẽ tăng từ 3 - 7 năm. Hơn nữa, BOJ nói rằng “Họ sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ cả về số lượng và chất lượng nếu cần thiết”.

Chính sách này không tạo ra một “máy bay trực thăng rải tiền” khi chính phủ muốn mở rộng tiền tệ để hồi phục nền kinh tế. Chính sách này cũng không phải là mua hẳn tài sản nước ngoài, như Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ đã thực hiện. Thay vào đó, theo lời của ông Gavyn Davies, Chủ tịch của Quỹ quản lý tài sản Fulcrum, đây là “một liều thuốc quá liều của bảng cân đối nội bộ”, được thiết kế để khuyến khích khu vực tài chính chuyển đổi từ nắm giữ trái phiếu chính phủ và tăng giá của các tài sản thực sự. 

Tại sao chính sách này có thể thành công? Câu trả lời là Nhật Bản hiện đang có một nguồn dư tiết kiệm lớn trong khu vực tư nhân. Các công ty đang tích lũy quá nhiều tiền mặt. Chính sách mới công bố có thể thay đổi điều này, ít nhất là tạm thời nếu kết hợp hai phương án. Đầu tiên, bằng cách hạ thấp tỷ giá thực tế, nó có thể làm tăng khả năng của Nhật Bản để xuất khẩu tiết kiệm dư thừa thông qua một thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn. Thứ hai, bằng cách chuyển các lãi suất thực âm và nâng cao sự giàu có thật, chính sách này có thể thu hút đầu tư và tiết kiệm thấp hơn.

Tuy nhiên, tốt nhất, chính sách này chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn. Bởi tình huống xấu nhất, nó có thể đẩy Nhật từ giảm phát tới lạm phát cực cao mà không có điểm dừng. Như vậy, Nhật Bản có thể quyết định rằng mục tiêu của chính phủ là làm nghèo nàn chính họ một cách tàn nhẫn, bằng cách giảm giá trị thực của các khoản tiết kiệm. Nếu chính sách khiến tài chính chạy trốn vào đồng yên, các nhà hoạch định chính sách sẽ thất bại, vì họ không thể đáp ứng bằng cách tăng lãi suất mà không tàn phá tài chính công. Họ thậm chí có thể phải áp đặt kiểm soát ngoại hối.

Hai nhà nghiên cứu kinh tế Andrew Smithers của Smithers & Co và Charles Dumas của Lombard Street gần đây đã chỉ ra nhiều điểm giống nhau. Tiết kiệm tư nhân của Nhật Bản - gần như hoàn toàn được tạo ra bởi khu vực doanh nghiệp - là quá cao so với cơ hội đầu tư hợp lý. Như vậy, số tiền khấu hao và lợi nhuận giữ lại của công ty Nhật Bản là đáng kinh ngạc, chiếm  29,5% của GDP trong năm 2011, so với chỉ 16% ở Mỹ.

Hệ thống kinh tế của Nhật Bản là một bộ máy tạo ra tiết kiệm tư nhân cao. Một nền kinh tế trưởng thành với nhân khẩu nghèo không thể sử dụng các khoản tiết kiệm hiệu quả. Như ông Dumas ghi chú, tổng đầu tư kinh doanh cố định của Mỹ đạt mức trung bình 10,5% GDP trong 10 năm qua, so với của Nhật Bản 13,7%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã vượt xa Nhật Bản. Công ty Nhật Bản cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa so với mức quá ít hiện nay. 

Trong ngắn hạn, lãi suất thực âm có thể tăng đầu tư một chút, vì tiết kiệm kiếm được ít hơn. Nhưng, trong trung và dài hạn, đầu tư của công ty Nhật Bản phải giảm, so với GDP, trong khi tiết kiệm hộ gia đình thấp, do đó chỉ còn lại hai khu vực khác có khả năng hấp thụ các khoản tiết kiệm khổng lồ vượt quá khu vực doanh nghiệp là người nước ngoài và chính phủ.

Trong thực tế, chính phủ đã gánh phần lớn trách nhiệm trong hai thập kỷ qua. Đó là lý do tại sao thâm hụt tài chính quá lớn và nợ công có xu hướng càng tăng, trong khi thặng dư bên ngoài đã giảm bớt. Điều này là do hoạt động thương mại ngày càng xấu đi và xuất khẩu kém hiệu quả. 

Tiếp theo sau đó Nhật Bản cần tiến hành cải cách cơ cấu. Chính sách cải cách cần kết hợp cả hai mục tiêu: làm giảm tiết kiệm dư thừa của khối các công ty và tăng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Các chính sách bao gồm: giảm lớn các khoản phụ cấp tính khấu hao; giảm thuế đối với lợi nhuận giữ lại, có thể kết hợp với các ưu đãi đầu tư cao hơn, và cải cách quản trị doanh nghiệp, để cung cấp cho nhiều quyền lực hơn cho các cổ đông. 

Tuy nhiên việc cải cách như vậy thực sự sẽ là cực đoan. Chỉ có cơ hội rất nhỏ là ông Abe có thể di chuyển theo hướng này. Nhưng nếu không cải cách theo hướng này, chính sách mới của BOJ sẽ chỉ là một liều thuốc giảm đau trong ngắn hạn và kéo theo kết cục là thảm họa lạm phát trong tương lai. 

Thủy Tiên
Theo TTVN/FT

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết