Posts

Showing posts from July, 2011

Kinh tế Mỹ 2011: Chưa thấy ánh sáng

Image
Các báo cáo kinh tế đều nhận định Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng trong nửa đầu năm 2011 với mức tăng trưởng chỉ từ 0,4-1,3%. Đáng buồn hơn, dự báo kinh tế Mỹ 6 tháng cuối năm cũng không có gì sáng sủa, lạc quan hơn. Tốc độ tăng trưởng chậm chạp sau suy thoái Trong 6 tháng đầu năm 2011, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ chậm chạp nhất kể từ thời điểm cuộc suy thoái kinh tế chấm dứt. Giá xăng dầu tăng cao trong khi thu nhập tăng dè dặt buộc người dân nước này phải thắt chặt chi tiêu. Bộ Thương mại Mỹ cho biết kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ quá chậm chạp 1,3% trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 6 và 0,4% trong 3 tháng đầu năm nay. Tiêu dùng gần như im ắng suốt mùa xuân năm nay, chỉ tăng ở mức không đáng kể là 0,1% sau mức tăng trưởng 2,1% vào mùa đông năm ngoái. Chi tiêu cho hàng hóa lâu bền, như ô tô và các trang thiết bị khác, giảm 4,4%. Chi tiêu chính phủ giảm trong quý III. Chính quyề

Obama tuyên bố đạt thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng nợ

Image
Ông Obama cho biết thỏa thuận sẽ cắt giảm khoảng 1.000 tỷ USD trong 10 năm, giúp xóa tan bóng đen nước Mỹ vỡ nợ đang đe dọa cả thế giới. Tổng thống Obama tuyên bố lãnh đạo hai đảng Dân chủ và Cộng hòa và Dân chủ đã đạt được thỏa thuận giảm thâm hụt ngân sách và tránh vỡ nợ. Trong các báo cáo ngắn gọn cách nhau chỉ vài phút, ông Obama, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Harry Reid, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết thỏa thuận sẽ xóa tan khả năng vỡ nợ đang đe dọa thị trường tài chính toàn cầu. Ông Obama kêu gọi tất cả các thành viên Quốc hội ủng hộ thỏa thuận này dù thừa nhận nó chưa phải là điều ông mong muốn. Theo ông Obama, khoản cắt giảm 1.000 tỷ USD ngân sách sẽ không gây biến động lớn hay kéo lùi nền kinh tế. Thỏa thuận cũng kêu gọi một ủy ban đặc biệt đồng ý cắt giảm thêm 2.000 tỷ USD vào cuối tháng 11.

Các quỹ đổ tiền vào hàng hóa nhiều nhất 6 tuần

Image
Từ đầu năm tới nay, tổng lượng tiền chảy vào hàng hóa lến tới 11,05 tỷ USD Theo Bloomberg, trong tuần kết thúc ngày 26/7, các nhà đầu cơ đã mua ròng thêm 10.063 hợp đồng sp với tuần trước đó lên 1,27 triệu hợp đồng, cao nhất kể từ tuần kết thúc ngày 14/6. EPFR Global, tổ chức nghiên cứu dữ liệu quỹ và các thị trường mới nổi thế giới cho biết tuần qua, các nhà đầu cơ đã tăng đầu tư thêm 570 triệu USD vào quỹ hàng hóa, tăng 4 tuần liên tiếp. Trong đó, đường, bạc và dầu thô được mua vào nhiều nhất. Theo Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ, trong tuần trước các quỹ tăng mua 11% số hợp đồng bạc lên 27.492 hợp đồng, đánh dấu 4 tuần tăng liên tiếp, đậy được coi là chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 2. Dòng tiền đầu tư vào dầu thô cũng tăng cao nhất 6 tuần., đầu tư vào đường đạt cao nhất kể từ tháng 2/2010. Tuy nhiên, đầu tư vào vàng giảm mạnh nhất kể từ 28/6 do giá lên cao nhanh chóng. Số hợp đồng tương lai và tùy chọn đầu tư vàng tuần trước giảm 2,1% xuống 233.256 hợp đ

Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 1/8/2011

Image
MỸ ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN TẠM THỜI VỀ NÂNG TRẦN NỢ Mỹ đạt thỏa thuận tạm thời về nâng trần nợ. Trần nợ của Mỹ sẽ được nâng theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, trần nợ được nâng khoảng 1 nghìn tỷ USD. Tổng thống Obama đang cố gắng để nâng trần nợ 14,3 nghìn tỷ USD lên thêm 2,4 nghìn tỷ USD, đủ để đảm bảo tiền cho Bộ Tài chính Mỹ cho đến cuộc bầu cử năm 2012. Sau nhiều tuần căng thẳng, cuối cùng ông đã nhượng bộ đồng ý giảm chi tiêu ngân sách mà không tăng thuế để đổi lấy việc trần nợ Mỹ được điều chỉnh tăng. Thị trường chứng khoán Mỹ có tuần giảm điểm mạnh nhất trong hơn 1 năm và có tháng giảm điểm thứ 3 liên tiếp. Phố Wall có tuần giảm điểm tồi tệ nhất trong 1 năm bởi lo lắng xung quanh vấn đề trần nợ tại Washington khiến tâm lý thị trường bị đè nặng. Chốt tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt tuần hạ 4,2%; chỉ số S&P 500 hạ 3,92%; chỉ số Nasdaq hạ 3,58%. USD-Index có tuần giảm thứ 3 liên tiếp hiện đang đứng dưới mức 74. GDP Advance quý 2 của Mỹ công bố đã

Nhận định xu hướng-Chiến lược Phiên Âu 1/8/2011

Image
GOLD (Spot) intraday: key ST resistance at 1620 Pivot: 1620.00 Our Preference: SHORT positions below 1620 with 1607 & 1600 in sight. Alternative scenario: The upside penetration of 1620 will call for a rebound towards 1627 & 1632. Comment: the break below 1620 is a negative signal that has opened a path to 1607. Trend: ST Ltd upside; MT Bullish Key levels Comment 1632** Intraday resistance1627** Intraday resistance1620*** Intraday pivot point1611 Last1607** Intraday support1600*** Intraday support1593** Intraday support   GBP/USD intraday: the upside prevails. Pivot: 1.6375. Our Preference: LONG positions @ 1.6385 with 1.6475 & 1.651 as next targets. Alternative scenario: The downside penetration of 1.6375 will call for a slide towards 1.632 & 1.626. Comment: the pair remains on the upside and is challenging its resistance. Trend: ST Ltd Upside; MT Range Key levels Comment 1.655** Fib projection1.651** Intraday resistance

UBS: Thời hạn nâng trần nợ của Mỹ muộn hơn ngày 2/8

Image
Thời hạn nâng trần nợ của Mỹ có thể muộn hơn 1 tuần so với ngày 2/8 như đã tuyên bố. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ Tài chính Mỹ đều tuyên bố nếu không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ trước ngày 2/8, Mỹ sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ với các chủ nợ. Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal dẫn báo cáo của Ngân hàng UBS ngày 25/7 cho biết, thời hạn này có thể muộn hơn 1 tuần, so với tuyên bố. Theo Chris Ahrens, người đứng đầu bộ phận chiến lược lãi suất của UBS, Bộ Tài chính Mỹ có thể các quỹ dự phòng và có thể thanh toán nợ cho đến ngày 8/8 hoặc 10/8. Cũng theo một nghiên cứu trước đó của Trung tâm chính sách lưỡng đảng (Bipartisan Policy Center) hồi tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ không cần thiết trả hết nợ đến ngày 3/8. Vỡ nợ sẽ xảy ra ngay tức khắc nếu chính phủ ưu tiên thanh toán tiền lãi. Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News vào hôm qua 24/7, Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner từ chối bình luận việc chính phủ sẽ ưu tiên thanh toán khoản nợ nào s

Mỹ sẽ mất mức tín nhiệm tín dụng cao nhất

Image
Sự bế tắc chính trị trong việc thỏa hiệp tăng trần nợ và cắt giảm thâm hụt ngân sách hồi cuối tuần đã khiến Mỹ đứng trước nguy cơ đánh mất mức xếp hạng tín nhiệm tín dụng danh giá AAA. Mặc dù nhiều chuyên gia đều hy vọng sẽ có một thỏa thuận trong những phút cuối để nâng cao trần nợ trước khi thị trường tài chính Châu Á mở cửa vào ngày đầu tuần, tuy nhiên, đã không có thỏa thuận nào được thông qua. Mỹ tiếp tục đề cập tới một kế hoạch phác thảo trong hôm nay nhưng quan điểm xa nhau của cả hai bên khiến nhiều người cảm thấy tuyệt vọng. Cả 3 tổ chức đánh giá tín nhiệm tín dụng là Moody, S%P và Fitch đều cảnh báo, họ sẽ hạ cấp tín nhiệm tín dụng của Mỹ nếu mức trần nợ 14.300 tỷ USD không được nâng lên kịp thời khiến Mỹ đứng trước khả năng vỡ nợ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cho dù có nâng cao trần nợ thì Mỹ vẫn không bảo toàn được mức tín nhiệm tín dụng cao nhất. Các tổ chức đánh giá cho rằng, họ chỉ duy trì mức đánh giá cao nhất đối với Mỹ nếu Quốc hội Mỹ và T

S&P: Hy Lạp sẽ vỡ nợ sau kế hoạch cứu trợ của EU

Image
Đêm qua, hãng Standard & Poor's (S&P) đã hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp xuống sâu hơn dưới mức đầu tư, từ CCC xuống CC, triển vọng tiêu cực. S&P cho rằng đề xuất tái cấu trúc nợ của Liên minh châu Âu sẽ đẩy Hy Lạp vào tình trạng vỡ nợ từng phần. Triển vọng xếp hạng tín dụng của Hy Lạp được S&P đánh giá ở mức tiêu cực. S&P là tổ chức cuối cùng trong 3 hãng xếp hạng tín dụng cảnh báo vỡ nợ sau khi các lãnh đạo ngân hàng và khu vực đồng tiền chung euro thống nhất tuần trước rằng các nhà đầu tư tư nhân sẽ tham gia gánh vác 1 phần gói giải cứu 109 tỷ euro (158 tỷ USD) dành cho Hy Lạp. Theo đề xuất tái cơ cấu, các nhà đầu tư khu vực tư nhân sẽ đóng góp khoảng 50 tỷ euro đến giữa năm 2014, các ngân hàng và hãng bảo hiểm cũng tự nguyện hoán đổi trái phiếu Hy Lạp của họ để kéo dài thời gian đáo hạn với lãi suất thấp hơn. S&P cho rằng việc tái cơ cấu gây lo ngại, bất lợi cho nhà đầu tư. Theo S&P, việc mu

Mỹ bắt đầu xả kho dự trữ, dầu thô giảm hơn 2 USD/thùng

Image
Giá dầu thô bị kéo xuống mức thấp nhất trong 2 tuần do số lượng đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ sụt giảm trong tháng 6. Trên sàn Nymex, New York, dầu thô giao tháng 9 giảm 2,19 USD, xuống 97,4 USD/thùng - mức đóng cửa thấp nhất kể từ phiên 18/7. giá hợp đồng này đã tăng 26% trong 1 năm qua. Trên sàn ICE, London, dầu Brent giao cùng kì hạn giảm 85 cents, tương đương 0,7%, xuống 117,43 USD/thùng. Giá dầu sụt giảm mạnh sau khi Bộ Năng lượng Mỹ báo cáo nguồn cung dầu tuần qua đã tăng 2,3 triệu thùng, lên 354 triệu thùng. Dự báo trước đó có sự sụt giảm 2 triệu thùng. Nguồn cung xăng, dầu diesel... cũng tăng. Sự gia tăng này là do kho dự trữ dầu chiến lược xả ra 2,268 triệu thùng theo như kế hoạch hành động trước đó của Mỹ cũng IEA. Giá dầu thô cũng bị kéo xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần sau khi Bộ Thương mại báo cáo số lượng đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ sụt giảm trong tháng 6. Giao dịch dầu đã tăng so với các phiên trước. Số lượng hợp đồng giao dịch dầu thô thấp hơn

Chiến lược Phiên Âu 27/7/2011

Image
GOLD‏ (Spot) intraday: 1635 in sight Our Preference: LONG positions above 1607 with 1635 & 1648 as next targets. Alternative scenario: The downside penetration of 1607 will call for a slide towards 1593 & 158 Comment: the price has struck against its support threshold at 1610 and the RSI is well directed. Trend: ST Ltd upside; MT Bullis Key levels Comment 1662** Fib projection 1648** Fib projection 1635** Fib projection 1622 Last 1607** Intraday pivot point 1593** Intraday support 1583*** Intraday support EUR/USD intraday: 1.458 in sight Our Preference: LONG positions @ 1.447 with 1.4555 & 1.458 in sight. Alternative scenario: The downside penetration of 1.445 will call for a slide towards 1.439 & 1.4325. Comment: the pair is supported by a rising trend line. Trend: ST Ltd Upside; MT Range Key levels Comment 1.462** Fib projection 1.458** Intraday resistance 1.4555** Intraday resistance 1.452 Last 1.445*** Intraday pivot point 1.439** Intraday s

JPMorgan: Mỹ phải trả thêm 100 tỷ USD lãi vay/năm nếu bị hạ bậc tín nhiệm

Image
Bế tắc xung quanh kế hoạch giảm thâm hụt khiến Mỹ có thể bị hạ bậc tín nhiệm, và khiến chi phí lãi vay hàng năm tăng thêm 100 tỷ USD. Theo ông Terry Belton, trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu về tài sản cố định thuộc JPMorgan, nếu bị hạ bậc tín nhiệm, chi phí lãi vay đối với Mỹ sẽ tăng do lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ tăng 60-70 điểm cơ bản trong trung hạn, và 5-10 điểm trong ngắn hạn. “Tắc động lên lợi suất trái phiếu Mỹ là rất lớn. Khoản chênh thêm 100 tỷ USD này do đó sẽ phải lấy từ các hàng hóa và dịch vụ khác. Ngày 21/7, Standard & Poor’s cảnh báo, khả năng hãng này hạ bậc tín nhiệm nợ của Mỹ là 50% trong vòng 3 tháng tới, và có thể là từ tháng 8. Hãng xếp hạng Moody’s và Fitch Ratings trước đó cũng đồng loạt tuyên bố cân nhắc hạ bậc tín nhiệm của Mỹ nếu chính phủ nước này không thể đưa ra kế hoạch trả nợ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner trước đó nói, Mỹ sẽ không thể ngăn vỡ nợ 14,3 nghìn tỷ USD nếu không đạt được thỏa thuận nâng trần

Mỹ lo ngại trước nguy cơ lần đầu tiên bị vỡ nợ

Image
Giữa lúc dư luận và giới thị trường ngày càng lo ngại về nguy cơ lần đầu tiên nước Mỹ bị vỡ nợ thì các cuộc thương thuyết về việc nâng mức trần nợ giữa các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ vẫn bế tắc, khi hai phe đưa ra các yêu cầu rất khác nhau. Trong các cuộc thương lượng ngày 25/7, các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hòa đã rất nỗ lực để đi tới sự đồng thuận cuối cùng nhằm phá vỡ thế bế tắc kéo dài về việc nâng trần nợ 14.300 tỷ USD của chính phủ trước hạn chót vào ngày 2/8 tới, vốn được gắn với một kế hoạch dài hạn giảm mức thâm hụt ngân sách đang phình to. Tuy nhiên, diễn biến của cuộc thương thảo cho thấy họ dường như vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung về vấn đề này và mối bất đồng đó có nguy cơ đẩy nước Mỹ vào tình cảnh vỡ nợ. Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner đã công bố kế hoạch của các nghị sỹ đảng Cộng hòa, theo đó họ chỉ muốn nâng mức trần nợ thêm 1.000 tỷ USD từ giờ tới cuối năm nay và cho phép tăng ở mức

Nhận định xu hướng giá vàng của Kitco 24h ngày 26/07/2011

Image
Giá Vàng đột ngột tăng mạnh phiên đầu tuần trong bối cảnh Vàng vẫn được hỗ trợ mạnh mẽ từ những rủi ro ở thị trường tài chính. Vấn đề trần nợ chưa được giải quyết mặt dù thời hạn cuối đang tới gần, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu có những diễn biến không như mong đợi.     Tăng phiên Á, tăng đầu giảm cuối phiên Âu và giảm phiên Mỹ là diễn biến chính của giá Vàng trong ngày hôm qua.     Chiến lược mua của Kitco không thành công do kỳ vọng mức đặt mua quá thấp. Nhận định xu hướng của Kitco 24h tới: Đi ngang phiên Á Tăng nhẹ phiên Âu Tăng phiên Mỹ Biên độ dao động kỳ vọng: 1609 - 1622 Chiến lược giao dịch: Mua quanh vùng 1610, dừng lỗ dưới 1607, mục tiêu kỳ vọng 1620.

Nỗi lo của Mỹ, “đại tiệc” của vàng

Image
Thị trường vàng quốc tế hôm qua (25/7) lại tiếp tục xác lập một kỷ lục mới về giá, khi các cuộc đàm phán nâng trần nợ của Mỹ lâm vào cảnh bế tắc trong bối cảnh hạn chót 2/8 ngày càng tới gần. Bất đồng sâu sắc giữa hai đảng trong Quốc hội Mỹ xung quanh kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách, đánh thuế người giàu đã khiến việc nâng trần nợ tiếp tục dậm chân tại chỗ, từ đó đẩy các thị trường hàng hóa toàn cầu biến thiên theo đường dốc đứng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm qua đã lên tiếng cảnh báo, Mỹ cần phải nhanh chóng nâng giới hạn trần nợ và đặt các khoản nợ dưới sự kiểm soát vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu. Đây là tuyên bố mới nhất của IMF về vấn đề triển vọng kinh tế Mỹ. Một quan chức IMF cho rằng, rủi ro đối với triển vọng của Mỹ đang tăng lên. Những rủi ro sẽ xảy ra nếu thỏa thuận tăng trần nợ và một kế hoạch trung hạn nhằm cắt giảm chi tiêu không sớm đạt được như: lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng lên hay tín nhiệm

Tổng thống Obama kêu gọi đạt thỏa thuận trần nợ trong vài ngày tới

Image
Việc nâng trần nợ tạm thời trong vài tháng không giải quyết được vấn đề và có thể là không đủ để tránh việc Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng. Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia ngày hôm qua, Tổng thống Obama cho biết, nếu Mỹ không hành động để giải quyết thâm hụt và trần nợ sẽ ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người dân và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ. Tổng thống Obama nói rằng, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa phải có trách nhiệm giải quyết những thách thức đó. Tổng thống Barack Obama hôm qua cho biết, 6 tháng tạm thời gia hạn trần nợ không giải quyết được vấn đề và có thể là không đủ để tránh việc Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng. Ông đã nói với các nhà lãnh đạo của cả hai đảng rằng, họ phải tiến đến một thỏa hiệp hợp lý trong vài ngày tới để được Quốc hội thông qua. Đồng USD biến động đáng kể trước và sau bài phát biểu của Tổng thống Obama. USD giảm xuống tới 77,96 Yên/USD trước bài phát biểu, và tăng trở lại 78,24 Yên/USD.

15 tổ chức, quốc gia nắm giữ vàng lớn nhất thế giới

Image
Theo báo cáo tháng 7 của Hội đồng Vàng Thế giới, Mỹ vẫn đứng đầu về dự trữ vàng với gần 9.000 tấn, tiếp đến là Đức với hơn 3.700 tấn, IMF giữ hơn 3.000 tấn. Giá vàng đã vượt 1.600 USD/ounce trong tháng 7 năm nay, tăng 12,3% so với đầu năm, bởi những bất ổn của nền kinh tế và địa chính trị. 15 tổ chức, ngân hàng trung ương, định chế tài chính quốc tế và các chính phủ lớn được cho là nắm giữ 16,5% tổng lượng vàng của thế giới, tức khoảng 30.160 tấn. Dưới đây là danh sách cụ thể theo báo cáo tháng 7/2011 của Hội đồng Vàng Thế giới. 15. Venezuela Giá trị dự trữ: 20,64 tỷ USD Tổng dự trữ: 403,1 tấn Ngân hàng Banco Central de Venezuela hiện đang quản lý 403,1 tấn vàng dự trữ của đất nước, tổng giá trị xấp xỉ 20,64 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng dự trữ ngoại hối của Venezuela. Mặc dù Venezuela hiện đứng thứ 15 trong danh sách này, nhưng từ năm 2009, Tổng thống Hugo Chavez đã đưa ra các chính sách mới thúc đẩy khai thác vàng và điều đó giúp nâng thứ hạng của đất nước. 14. Bồ Đào

Phiên 21/7: SPDR bán tiếp 3,33 tấn vàng

Image
Quỹ đầu tư tín thác bằng bạc lớn nhất thế giới iShares Silver Trust trong khi đó mua vào 60,62 tấn bạc. Sau khi bán ra 3,33 tấn vàng hôm 19/7, quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hôm qua tiếp tục bán 3,33 tấn vàng, đưa lượng nắm giữ xuống còn 1.242,68 tấn. Như vậy trong tuần này, SPDR đã có 3 phiên giao dịch, với lượng bán ra 6,66 tấn và mua vào 13,33 tấn. Tính chung từ đầu tháng, quỹ vẫn mua ròng 34,45 tấn vàng. Quỹ đầu tư tín thác bằng bạc lớn nhất thế giới iShares Silver Trust trong khi đó mua vào 60,62 tấn bạc, sau khi bán ra 45,46 tấn phiên 20/7. Hiện lượng bạc nắm giữ của iShares là 9.849,17 tấn. Nguyễn Hằng Theo iShares, SPDR

Phố Wall chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất

Image
Quỹ đầu cơ gom nhiều tiền mặt để họ mua trái phiếu chính phủ Mỹ nếu nhóm nhà đầu tư khác tháo chạy. Các nhà hoạch định chính sách tại Washington đang cố gắng ngăn nước Mỹ vỡ nợ thế nhưng trên phố Wall, các chuyên gia tài chính vẫn đang chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Các tổ chức tài chính đang tiến hành biện pháp để giảm thiểu rủi ro khi nắm giữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ hoặc tìm cách kiếm lời nếu mọi chuyện tích cực hơn. Ngay cả nếu chính phủ Mỹ đạt được thỏa thuận về trần nợ, một số chuyên gia ngành lo sợ các vụ việc lộn xộn vừa qua đã tác động xấu đến uy tín của Mỹ trên thị trường. Trên phố Wall, trái phiếu Bộ Tài chính được coi như một loại tiền tệ và nhà đầu tư thường sử dụng những trái phiếu này như tiền gửi an toàn trong giao dịch trên thị trường. Hiện nay các ngân hàng đang xem xét lại tài sản của họ cũng như của khách hàng xem liệu các loại này có giữ được giá trị hay không. Ngoài ra, các quỹ tương hỗ, hiện đang sở hữu hàng tỷ USD trái phiếu chính phủ

Vàng tiếp tục giảm, Dầu trên đuờng chinh phục ngưỡng 100 USD/thùng

Image
Những bước tiến mới trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần tại Châu Âu và Mỹ đã khiến vàng tiếp tục giảm trong phiên hôm nay khi nhà đầu tư ồ ạt bán ra. Trong khi đó, lạc quan trước triển vọng kinh tế thế giới có thể phục hồi, dầu tiếp tục tăng giá. Ngoài ra, những tác động trên còn khiến đồng USD tiếp tục mất giá so với đồng Euro. Ông Mark Luschini, giám đốc đầu tư chiến lược của Janney Montgomery Scott hiện đang giám sát khối tài sản trị giá 54 tỷ USD cho rằng "Bất kỳ sự bình thường hóa nào đối với chính sách kinh tế hoặc tài chính đều ảnh hưởng tiêu cực tới giá vàng". Giá vàng giao tháng 8 trên sàn Comex tại New York trong phiên hôm nay đã giảm 9,9 USD/oz (tương đương giảm 0,62%), còn 1.587 USD/oz. Biên độ biến động trong phiên giao dịch từ 1.584,9 USD/oz đến 1.605 USD/oz. Phiên hôm nay cũng là phiên giao dịch nhộn nhịp nhất trên sàn vàng kể từ hồi cuối tháng 5 khi có tới 2,2 triệu ounce được giao dịch Theo tín h

Eurozone nhất trí gói cứu trợ 159 tỷ Euro cho Hy Lạp

Image
Eurozone hôm qua 21/7 đã nhất trí tung ra gói cứu trợ thứ hai trị giá 159 tỷ Euro (229 tỷ USD) cho Hy Lạp. Sau cuộc họp khẩn cấp, lãnh đạo 17 nước thuộc khu vực đồng tiền chung Euro và IMF đã đồng ý cấp cho Hy Lạp 159 tỷ Euro (229 tỷ USD), trong đó 109 tỷ Euro từ khu vực Eurozone, khoảng 50 tỷ USD từ các ngân hàng và nhà đầu tư tư nhân.    Ngoài ra, Eurozone cũng đưa ra một số loại hình bảo lãnh đối với trái phiếu chính phủ Hy Lạp để các ngân hàng Hy Lạp có thể tiếp tục được Ngân hàng Trung ương châu Âu hỗ trợ thanh khoản. Eurozone cũng đồng ý cung cấp các khoản vay mới cho Hy Lạp với lãi suất 3,5%, thời gian đáo hạn trung bình là 15 năm. Thời gian đáo hạn cho các khoản nợ này có thể lên tới 30 năm, và có thể gia hạn 10 năm nữa.

FED lên phương án giải quyết vỡ nợ

Image
FED và Bộ Tài chính đã làm việc nhiều tháng qua để đưa ra phương án giải quyết trong trường hợp Chính phủ vỡ nợ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang tích cực chuẩn bị cho nguy cơ Chính phủ vỡ nợ khi thời hạn phải nâng trần nợ ngày càng tới gần. Ông Charles Plosser, chủ tịch FED tại Liên bang Philadelphia cho biết, trong vài tháng qua, FED đã làm việc chặt chẽ với Bộ Tài chính bàn bạc giải pháp đối phó khi nước này rơi vào tình trạng hết tiền mặt sau ngày 2/8. Ông Plosser cho biết: “Chúng tôi đang lập một kế hoạch dự phòng với sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên”. FED đang phát triển các thủ tục xem xét làm thế nào để quyết định những khoản thanh toán nào được giải quyết, những khoản nào không được giải quyết. FED hoạt động như một ngân hàng của Bộ Tài chính, thanh toán cho Chính phủ tất cả các khoản an sinh xã hội cho nhân viên của Chính phủ. Ông cũng tin rằng Tổng thống Obama và Quốc hội sẽ đạt được một thỏa thuận gia tăng quyền

Mỹ không được lợi nhiều khi Trung Quốc nâng giá Nhân dân tệ

Image
Nhân dân tệ tăng giá 20%, bằng tỷ lệ mà các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu, thì kinh tế Mỹ cũng sẽ chỉ tăng trưởng thêm 0,05-0,07%. IMF cho biết, một sự tăng giá đáng kể của đồng Nhân dân tệ sẽ gây ít ảnh hưởng về thương mại và tăng trưởng của các nước khác trên thế giới ngay cả khi điều đó đi kèm với tự do hóa kinh tế. Trong báo cáo hàng năm về kinh tế Trung Quốc, IMF cho biết, giá trị đồng Nhân dân tệ trong giao dịch thương mại tăng 20%, bằng tỷ lệ mà các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu, thì kinh tế Mỹ cũng sẽ chỉ tăng trưởng thêm 0,05-0,07%. IMF cho rằng, ngay cả khi sử dụng một gói cải cách bao gồm tự do hóa khu vực tài chính và khuyến khích tiêu dùng hộ gia đình, nhập khẩu, sự tăng giá đồng Nhân dân tế sẽ giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng không quá 0,15% và chỉ giúp cải thiện thâm hụt tài khoản vãng lai từ 0,02-0,25%. Tăng trưởng kinh tế ước tính của Mỹ nằm trong khoảng 2-3%.Trước khi tiêu thụ và nhập khẩu bị suy yếu bởi cuộc khủng hoảng tài chính to

Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 21/07/2011

Image
THỎA THUẬN TĂNG TRẦN NỢ VẪN CÒN NHIỀU KHÓ KHĂN Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chốt phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 15,51 điểm tương đương 0,12% xuống 12.571,91 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,89 điểm tương đương 0,07% xuống 1.325,84 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 12,29 điểm tương đương 0,43% xuống 2.814,23 điểm. Cổ phiếu của một số nhóm ngành tăng điểm, đi ngược lại biến động chung của thị trường. Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô tăng 0,54%; cổ phiếu tài chính tăng 1,02%. Trong khi đó cổ phiếu y tế hạ 0,31% còn cổ phiếu công nghệ hạ 0,16%. Đề xuất cắt giảm 3,7 nghìn tỷ USD nợ của Tổng thống Obama đang vấp phải sự phản đối từ phía Hạ nghị sỹ Đảng Cộng hòa. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang tranh cãi căng thẳng hơn khi chỉ còn 2 tuần nữa thời hạn vỡ nợ sẽ đến. Trong tuần này, Tổng thống Obama có kế hoạch nối lại các cuộc đối thoại giữa các Thượng Nghị sỹ hai đảng cũng như Hạ Nghị sỹ để cùn

IMF: Kinh tế Nhật suy giảm 0,7% trong năm nay

Image
Tăng trưởng GDP dự kiến lên tới 2,9% trong năm 2012. Trong khi lạm phát dự báo ở khoảng 0% trong năm 2011 và 2012. Trong một báo cáo phát hành hôm qua, IMF dự báo, kinh tế Nhật Bản sẽ suy giảm 0,7% trong năm 2011, chủ yếu là do ảnh hưởng của thiên tai động đất sóng thần trong tháng 3. IMF cho biết, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng trở lại vào cuối năm nay. Tăng trưởng GDP dự kiến lên tới 2,9% trong năm 2012. Trong khi lạm phát dự báo ở khoảng 0% trong năm 2011 và 2012. Lạm phát không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng vẫn có thể tăng cao. Báo cáo lưu ý rằng, triển vọng kinh tế Nhật Bản không chắc chắn với rủi ro phục hồi kinh tế chậm chạp do công suất phát điện và nhu cầu cá nhân đều thấp. IMF dự báo, hoạt động xuất khẩu và nhu cầu chi tiêu xây dựng trong nước sẽ tăng trở lại, kéo kinh tế đi lên vào năm 2012. Mặc dù chịu tác động từ nhiều biến động kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây, Nhật Bản vẫn đóng góp quan trọng cho sự tăn

Lãnh đạo Eurozone họp khẩn cấp để tìm giải pháp

Image
Lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 21/7 nhóm họp khẩn cấp tại Brussel (Bỉ) để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở lục địa già, mà tâm điểm là Hy Lạp - quốc gia đang cần gấp gói cứu trợ thứ hai có quy mô tương tự gói cứu trợ thứ nhất, để tránh nguy cơ tạo ra hiệu ứng "domino" vỡ nợ công ở khu vực này. Phát biểu trước thềm hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso đã lên tiếng cảnh báo “không ai được phép ảo tưởng: tình hình là rất nghiêm trọng. Nó đòi hỏi phải có phản ứng, ngược lại, hậu quả tiêu cực sẽ không chỉ tác động tới tất cả các nước châu Âu, mà còn lan ra phạm vi toàn cầu." Theo ông Barroso, hội nghị thượng đỉnh lần này ít nhất cũng phải thống nhất được các biện pháp rõ ràng để đảm bảo tính bền vững cho khu vực tài chính công của Hy Lạp. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cho rằng nếu không nhất trí được một giải pháp có hiệu quả, thì "cái giá p

Nhận định xu hướng-Chiến lược Phiên Âu 20/7/2011

Image
GBP/USD intraday: continuation of the rebound. Pivot: 1.6085. Our Preference: LONG positions @ 1.6095 with 1.6175 & 1.62 in sight. Alternative scenario: The downside penetration of 1.6085 will call for a slide towards 1.604 & 1.6015. Comment: the RSI and the pair broke above bearish trend lines. Trend: ST Ltd Upside; MT Range Key levels Comment 1.622** Intraday resistance1.62** Intraday resistance1.6175** Intraday resistance1.6112 Last1.6085*** Intraday pivot point1.604** Intraday support1.6015** Intraday support   GOLD (Spot) intraday: consolidation. Pivot: 1600.00 Our Preference: SHORT positions below 1600 with 1576 & 1569 in sight. Alternative scenario: The upside breakout of 1600 will open the way to 1610 & 1618. Comment: the price has broken below its rising trend line. Trend: ST Ltd upside; MT Bullish Key levels Comment 1618** Fib projection1610** Intraday resistance1600** Intraday pivot point1588 Last1576***

Dầu tăng, Vàng giảm nhiệt sau chuỗi tăng dài nhất trong vòng 31 năm

Image
Thị trường nhà đất tại Mỹ bất ngờ hồi phục mạnh, đồng USD suy yếu và triển vọng tích cực về diễn biến khủng hoảng nợ tại Châu Âu đã khiến giá dầu tăng trở lại với triển vọng tích cực. Bộ Thương mại Mỹ công bố số lượng nhà xây mới tháng 6/2011 tăng 14,6% lên mức 629 nghìn, mức cao nhất từ tháng 1/2011. Trong khi 17 quốc gia Châu Âu sẽ nhóm họp để phác thảo các bước để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp. Bên cạnh đó, cuộc thỏa luận về thâm hụt và tăng trần nợ Mỹ đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực khi Tổng thống Obama chấp thuận kế hoạch cắt giảm 3.700 tỷ USD mà các Thượng nghị sỹ để xuất. Các nhà phân tích cho rằng, dữ liệu lạc quan của nền kinh tế Mỹ đã làm lu mờ lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu ngay cả khi bà Merkel cảnh báo cuộc họp vào thứ 5 tới sẽ không có một kết quả ấn tượng. Cụ thể, giá dầu giao tháng 8 trên sàn New York tăng 1,57 USD/thùng (tương đương tăng 1,64%), lên 97,50 USD/thùng Trong khi đó,

Hạ viện Mỹ đồng ý nâng trần nợ

Image
Hạ viện Mỹ đã đồng ý nâng trần nợ bất chấp khả năng phủ quyết của Tổng thống. Bỏ qua khả năng phủ quyết của Tổng thống Barack Obama, các nhà lập pháp Hạ viện hôm nay đã thông qua một dự luật của đảng Cộng hòa sẽ nâng cao giới hạn đi vay của Mỹ với điều kiện cả hai viện của Quốc hội phải thông qua sửa đổi ngân sách và thực hiện cắt giảm chi tiêu sâu trong năm tới. Dự luật của Hạ viện cho phép nâng trần nợ thêm 2.400 tỷ USD bất chấp khả năng có thể thất bại tại Thượng viện. Cuộc bỏ phiếu về dự luật này được thông qua tại Hạ viện với 234 phiếu thông qua và 190 phiếu phản đối. Ngay trước đó, Tổng thống Obama đã phát biểu, đồng ý cắt giảm 3.700 tỷ USD. Đảng Cộng hòa cho rằng, kế hoạch này sẽ giúp Mỹ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ và cắt giảm chi tiêu sẽ giúp Washington duy trì hoạt động.