Trung Quốc tăng trưởng chậm, vấn đề trần nợ của Mỹ vẫn bế tắc

Châu Á chứng kiến tăng trưởng chậm, lạm phát cao, các nước có xu hướng nâng lãi suất trong khi tại Mỹ, Chính phủ vẫn mâu thuẫn trong vấn đề trần nợ.
Thị trường châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 1,85 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Đài Loan trong 5 ngày cuối tuần.
Lạm phát tháng 6 của Ấn Độ lên tới 9,44% so với cùng kì, gia tăng áp lực đối với ngân hàng Trung ương nước này phải kéo dài chuỗi tăng lãi suất dài nhất trong 10 năm qua.
Trong quý 2, kinh tế Singapore sụt giảm lần đầu tiên trong 3 quý do hoạt động sản xuất suy yếu. Thái Lan tăng lãi suất lên cơ bản lên 3,25% và ra tín hiệu sẽ còn tiếp tục nâng lãi suất.

Ngày 12/7 Sàn giao dịch chứng khoán Campuchia chính thức ra mắt sau nhiều năm bị trì hoãn mặc dù các giao dịch đến cuối năm mới được thực hiện.

Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc tăng 18,4% trong nửa đầu năm nay trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI của Trung Quốc tăng 5,4% so với cùng kì năm trước. Tăng trưởng kinh tế quý 1 của Trung Quốc cao hơn dự báo là 9,4%,Sản lượng công nghiệp tháng 6 tăng 15,1%, doanh số bán lẻ tăng 17,7% so với cùng kì.

Dự trữ ngoại hối đã tăng 197 tỷ USD trong quý 1 và tăng thêm 153 tỷ USD trong quý 2 vừa qua. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đứng ở mức 3.197 tỷ USD, tương đương với khoảng 50% GDP và gần gấp 3 lần so với dự trữ bất kỳ quốc gia nào khác.

Các khoản vay mới trong tháng 6 lên tới 633,9 tỷ Nhân dân tệ (98 tỷ USD), cao hơn dự báo là 622,5 tỷ Nhân dân tệ. Thặng dư thương mại đã vượt dự báo 14,2 tỷ USD của các chuyên gia kinh tế, tháng trước thặng dư là 13,1 tỷ USD và cùng kỳ năm trước là 20 tỷ USD.

Nhật. Nhật hạ dự báo GDP từ 0,6% xuống còn 0,4%. Trong năm tài chính tiếp theo, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 2,9% là khá khó khăn.

Thị trường Mỹ. Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, 80% người Mỹ ủng hộ biện pháp hỗn hợp nhằm giảm thâm hụt ngân sách, bao gồm cả tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.

Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 7 xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm. Bộ lao động Mỹ hôm nay cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 6 giảm 0,2%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2010.

Chủ tịch FED Ben Bernanke hôm qua cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục trả lãi cho các khoản nợ của Chính phủ nếu Quốc hội không đạt được một thỏa thuận nâng trần nợ trước 2/8.

Standard & Poor đưa xếp hạng tín dụng Mỹ vào diện xem xét hạ bậc do những vấn đề liên quan đến nâng trần nợ của nước này.

Thị trường châu Âu. Các thị trường khu vực châu Âu lại biến động mạnh trong tuần này sau lời cảnh báo đối với Ý. Lãi suất trái phiếu Ý và Tây Ban Nha tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng biến động rất lớn, đồng Euro lao dốc so với USD.

Ireland theo sau Bồ Đào Nha và Hy Lạp trở thành nước thứ 3 trong khu vực đồng euro bị hạ xếp hạng tín dụng xuống dưới mức đầu tư trong khi các Bộ trưởng Tài chính trong khu vực đang cố gắng kiểm soát khủng hoảng nợ công trong khu vực.

Moody's hạ xếp hạng tín dụng của Ireland từ Ba1 xuống Baa3, dẫn ra khả năng Ireland sẽ cần thêm hỗ trợ tài chính và nhà đầu tư sẽ phải chia sẻ thiệt hại trước khi nước này có thể quay trở lại thị trường tư nhân để vay mượn.

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết