Kinh tế Mỹ 2011: Chưa thấy ánh sáng

Các báo cáo kinh tế đều nhận định Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng trong nửa đầu năm 2011 với mức tăng trưởng chỉ từ 0,4-1,3%. Đáng buồn hơn, dự báo kinh tế Mỹ 6 tháng cuối năm cũng không có gì sáng sủa, lạc quan hơn.

Tốc độ tăng trưởng chậm chạp sau suy thoái


Trong 6 tháng đầu năm 2011, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ chậm chạp nhất kể từ thời điểm cuộc suy thoái kinh tế chấm dứt. Giá xăng dầu tăng cao trong khi thu nhập tăng dè dặt buộc người dân nước này phải thắt chặt chi tiêu.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ quá chậm chạp 1,3% trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 6 và 0,4% trong 3 tháng đầu năm nay.

Tiêu dùng gần như im ắng suốt mùa xuân năm nay, chỉ tăng ở mức không đáng kể là 0,1% sau mức tăng trưởng 2,1% vào mùa đông năm ngoái. Chi tiêu cho hàng hóa lâu bền, như ô tô và các trang thiết bị khác, giảm 4,4%.

Chi tiêu chính phủ giảm trong quý III. Chính quyền các bang cũng cắt giảm chi tiêu trong quý thứ VII tính từ thời điểm cuộc suy thoái kết thúc.

Ngay cả khi cứu vãn được nền kinh tế nước này vào cuối năm nay, tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2011vẫn sẽ chậm hơn so với năm ngoái là 2,9%. Các nhà kinh tế của RBC Capital Markets dự báo tốc độ tăng trưởng trong năm nay là 2,3%.

Không hy vọng tăng trưởng mạnh trong năm nay

Cuộc khủng hoảng nợ càng làm phức tạp thêm nền kinh tế vốn đang yếu kém này. Các nhà lập pháp không thể làm gì để giải quyết tình trạng khủng hoảng, thậm chí những quyết định của họ còn có thể khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn. Thoả thuận nhằm nâng cao hạn mức cho vay bao gồm cắt giảm chi tiêu dài hạn sẽ có thể làm giảm khả năng kích thích đầu tư của chính phủ trong giai đoạn khó khăn này. Nếu Quốc hội không nâng cao hạn mức vay và giải quyết vấn đề nợ công thì thị trường tài chính sẽ suy yếu và lãi suất có thể tăng lên.

Hầu hết các nhà kinh tế chỉ hy vọng mức tăng trưởng nhẹ trong nửa cuối năm nay do những tác động tiêu cực của tình trạng giá cả xăng dầu tăng cao và gián đoạn chuỗi cung ứng do động đất ở Nhật Bản hồi tháng 3. Tuy nhiên tốc độ phát triển đó không đủ mạnh để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện tại là 9,2%.

Ông Nigel Gault, nhà kinh tế của IHS Global Insight nói: "Chúng ta đang bắt đầu quý thứ IV với tình trạng kinh tế yếu ớt hơn chúng ta nghĩ".

Ông Gault cho biết thêm ông tin rằng trong quý III nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng dưới 3%, giảm so với dự báo trước đó là 3,4%. Thậm chí các nhà kinh tế tại Goldman Sachs và JPMorgan Chase còn dự đoán mức tăng trưởng quý III chỉ là 2,5%. Tốc độ này sẽ không đủ khả năng để giữ cho tỷ lệ thất nghiệp không tăng lên, chưa nói đến việc tỷ lệ này có thể giảm. Kinh tế phải tăng trưởng với tốc độ 5% mới có hy vọng giảm bớt tình trạng thất nghiệp.

Nguyên nhân tăng trưởng chậm

Các nhà kinh tế đưa ra một vài lý do cho tình trạng tăng trưởng đáng thất vọng này là:

- Tiêu dùng cá nhân suy giảm: Trì hoãn trả lương, lương thấp và thất nghiệp khiến người dân không muốn chi tiêu. Các nhà kinh tế cho biết tiêu dùng tăng khoảng gần 1% trong quý II, mức thấp nhất kể từ khi suy thoái kết thúc. Giá xăng tăng cao buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu cho các hàng hoá khác. Theo báo cáo doanh số bán lẻ tháng 6 của Chính phủ, doanh số bán đồ nội thất, đồ gia dụng, hàng thể thao và điện tử đã giảm trong tháng cuối cùng của quý thứ III.

- Cắt giảm chi tiêu chính phủ: Chính quyền ở tất cả các cấp liên bang, tiểu bang và địa phương đang thiếu tiền mặt nghiêm trọng và buộc phải hạn chế chi tiêu. Việc cắt giảm chi tiêu chính phủ lần này là lớn nhất kể từ đầu những năm 1980. Chi tiêu chính phủ bắt đầu bị cắt giảm khi tốc độ tăng trưởng trong quý I chỉ là 1,2%.

- Tỷ lệ tuyển dụng thấp: Số lượng lao động được tuyển bổ sung trong tháng 6 là 18.000, ít hơn nhiều so với mức trung bình là 215.000 mỗi tháng từ tháng 2 đến tháng 4. Thêm vào đó, mức lương của người lao động cũng hầu như không thay đổi. Bộ Lao động Mỹ cho biết nếu tính toán theo mức độ lạm phát thì lương của người lao động giảm 1,5%/giờ so với năm ngoái.

Nền kinh tế Mỹ vấp phải khó khăn trong nửa đầu năm 2011 và có nguy cơ ảnh hưởng đến việc ký kết các hợp đồng giao dịch trong tương lai, và cuộc suy thoái sẽ trầm trọng thêm nếu vấn đề nợ của quốc gia không được giải quyết nhanh chóng.

Ông Ryan Sweet, nhà kinh tế cấp cao tại Analytics Moody ở West Chester Pennsylvania nói: "Nền kinh tế  Mỹ cơ bản đã bị đình trệ trong nửa đầu năm nay"."Chúng tôi đã nhận thấy một số yếu tố đòn bẩy để cải thiện tình trạng hiện nay, nhưng nó làm tăng lo ngại về việc phục hồi nền kinh tế một cách bền vững".

Ngoài ra, những bế tắc trong đàm phán nhằm nâng cao hạn mức cho vay lên 14.300 tỷ USD và  những tổn hại của nợ công khiến cho viễn cảnh tương lai càng không chắc chắn, mặc dù ngân sách đã được cắt giảm theo thỏa thuận.

Kho bạc nhà nước cho biết sẽ bắt đầu cho vay vào thứ 3 và các chính quyền địa phương có thể nhanh chóng rút tiền mặt để thanh toán các khoản chi cần thiết.

Thị trường chứng khoán Mỹ suy giảm, trong khi nợ chính phủ tăng. Đồng USD giảm so với một số loại tiền tệ.

Chưa thấy "ánh sáng ở cuối con đường"

Số liệu thống kê GDP mới được công bố hôm thứ 6 vừa qua cho thấy cuộc suy thoái thậm chí có thể nghiêm trọng hơn cuộc suy thoái 2007-2009 nếu không tìm được các biện pháp hữu hiệu.

Các nhà kinh tế dự kiến ​rằng nền kinh tế có dấu hiệu của sáng sủa hơn khi Nhật Bản nới lỏng hạn ngạch cung ứng và giá xăng dầu ngừng tăng, nhưng họ đã phải thất vọng.

Sự suy thoái đã đặt Cục dự trữ liên bang vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Julia Coronado, giám đốc kinh tế tại của BNP Paribas Bắc Mỹ ở New York cho biết: "Điều này làm tăng khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách. Cục dự trữ liên bang cảm thấy bị trói chặt bởi tình trạng lạm phát cao. Tuy nhiên, rõ ràng là nền kinh tế Mỹ chưa được đưa vào một quy trình tự phục hồi".

Trận động đất ở Nhật Bản đã làm gián đoạn nghiêm trọng quá trình sản xuất ô tô của Mỹ. Xe ô tô bán lẻ bị thiếu hụt nặng và người tiêu dùng không thể tìm thấy loại xe họ muốn. Đó là loại xe tiết kiệm xăng để thích nghi với tình trạng giá xăng dầu cao nhằm hạn chế chi tiêu.

Chi tiêu tiêu dùng chiếm khoảng 70% trong các hoạt động kinh tế của Mỹ đã giảm với tốc chóng mặt xuống mức thấp kỷ lục 0,1%. Và triển vọng của việc tăng mức tiêu dùng không hề khả quan.

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết