5 trạng thái của sự khủng hoảng tâm lý trên thị trường toàn cầu

http://cafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2011/09/15/kinhte0704.jpgMô hình nỗi khổ nổi tiếng của Kübler-Ross có 5 giai đoạn: chối bỏ, giận dữ, kì kèo, thất vọng và chấp nhận. Dường như cả 5 trạng thái này đang cùng tồn tại song song.
Liệu 5 cung bậc cảm xúc của nỗi khổ này có thể nhìn thấy trong cú sốc tâm lý trước những khó khăn kinh tế trước mắt?
Các nước Tây Âu và Mỹ hiện đương đầu với nhiều năm giảm nợ đầy đau đớn. Họ sẽ phải cảm thấy sự mất mát bởi mô hình đó trước đây đã cho phép họ sống phung phí, đó còn chưa kể đến uy tín của các chính phủ các nước cũng sụt giảm nghiêm trọng bởi mô hình kinh tế của họ thất bại.
Thất bại này sẽ khiến Mỹ và các nước Tây Âu phụ thuộc nhiều hơn vào các thị trường mới nổi – khu vực của thế giới không có mấy chục năm vay nợ và không đương đầu với vấn đề tương tự. Để bảo vệ đồng USD, chính phủ Mỹ sẽ cần đến sự trợ giúp của nhóm nước có dự trữ dồi dào. Một số nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ phải vỡ nợ và có thể rời khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Chối bỏ: Ai muốn tin những điều trên? Khi phải đối diện với triển vọng thực sự tồi tệ, chúng ta cố gắng viện đến một lý thuyết nào đó với hy vọng thực tế sẽ khác đi. Ngay cả khi các nhà lãnh đạo hiểu được rõ ràng rằng họ sẽ phải chịu thiệt như thế nào, tâm lý chối bỏ cũng sẽ vẫn hạn chế hành động của họ.
Nếu suy nghĩ cẩn thận , mọi chuyện có thể sẽ được hướng theo hướng đỡ tệ hơn. Các ngân hàng thường nằm ở tâm điểm của các cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà hoạch định chính sách thường sẽ quốc hữu hóa ngân hàng, tái cấp vốn và khơi thông lại dòng chảy tín dụng.
Các nhà hoạch định chính sách tài khóa tại Mỹ đã không cấp vốn đủ cho các ngân hàng và chủ tịch Fed thay vào đó chọn con đường dài hơn, mạo hiểm với các chính sách đẩy giá tài sản tăng cao. Việc áp dụng chỉ riêng chính sách tài khóa không thể đưa tỷ lệ nợ/GDP về mức ổn định, các kế hoạch giải cứu chỉ giúp kéo dài thời gian; một nước như Hy Lạp có duy nhất 2 lựa chọn chính sách: tái cơ cấu nợ và hạ giá đồng tiền.
Giận dữ: Người Hy Lạp rất phẫn nộ với hệ thống của họ. Họ phản đối mạnh mẽ chính quyền, giới chính trị gia, nhiều người quyết tâm không hợp tác với bất kỳ chính sách thắt chặt nào. Tâm lý đối kháng với chính trị dâng cao tại cả Tây Âu và Mỹ, rủi ro chính trị tăng cao hơn. Khi dân chúng phẫn nộ, họ sẽ không muốn hợp tác với chính phủ, muốn phá phách. Trong các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, sự căng thẳng giữa chính phủ và người dân đang lên cao, hạn chế khả năng thực thi chính sách của các nhà lãnh đạo.
Kì kèo: Các nhà hoạch định chính sách đưa ra hàng loạt cam kết để ngăn sự thiệt hại. Tháng 9/2008, ông Hank Paulson, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã phải cầu xin chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi không bác bỏ kế hoạch cứu ngân hàng của ông. Trong bối cảnh khủng hoảng khi đó, chính quyền đã đưa ra quyết định đầy nhanh gọn.
Hiện nay, việc bơm thêm tiền vào Hy Lạp khi nước này chưa cải tổ xong chính sách tài khóa chỉ tổ phí tiền, nó bắt nguồn từ lo lắng chính trị bên ngoài Hy Lạp hơn các mục tiêu kinh tế khách quan. Hành vi kì kèo đó là khi người ta tính toán trong ảo tưởng điều gì sẽ xảy ra chứ không phải thực tế nó thế nào. Nhiều phản ứng chính sách tại Mỹ và châu Âu trong suốt 3 năm qua đã thật sự thiển cận và thiếu tầm nhìn.
Thất vọng: Người ta đã từ bỏ hy vọng. Đó là trạng thái tinh thần khủng hoảng. Khi đó người ta suy nghĩ, không còn muốn làm gì và thờ ơ với mọi việc. Một nền kinh tế trong khủng hoảng là nền kinh tế không có đầu tư, hy vọng và việc làm. Thật không may mắn, tình trạng này có thể kéo dài lâu. Trong một nền kinh tế, cần xem xét hết các loại tài sản trước khi cơ hội mới có thể đến.
Chấp nhận: Người ta đã chấp nhận sự thật. Đó là khởi điểm để xây dựng lại cuộc sống. Tâm lý chấp nhận tại Tây Âu và Mỹ sẽ đến khi kỳ vọng trở thành thực tế, các nhà hoạch định chính sách sẽ tiến hành cải tổ cấu trúc và ngăn các yếu tố mất cân bằng. Người ta có thể sẽ chẳng bao giờ chấp nhận hoàn toàn và tâm lý này chỉ có thể đến sau nhiều năm.
Đây là giai đoạn cuối cùng của nỗi khổ, thị trường có thể có thế có cả 5 trạng thái cám xúc cùng một lúc. Thế nhưng tâm lý phủ nhận dường như đang thắng thế. Nhiều nước đã chịu quá nhiều thiệt hại và họ quen với điều này, nhưng Tây Âu và Mỹ không như vậy. Mọi chuyện sẽ không sớm kết thúc.

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết