forex-Tư vấn giao dịch GOLD-FOREX-Chiến lược giao dịch SMS theo phiên-Rebate Spread-Bonus

forex-Tư vấn giao dịch GOLD-FOREX-Chiến lược giao dịch SMS theo phiên-Rebate Spread-Bonus


Phân tích cơ bản trong giao dịch GOLD - FOREX - Chứng khoán

Posted: 24 Mar 2012 07:32 AM PDT

Phân tích cơ bản là việc phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty định đầu tư như dựa vào bảng cân đối tài khoản và bản báo cáo lợi tức của công ty để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán. Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. ...
 
Phân tích cơ bản trong giao dịch GOLD - FOREX - Chứng khoán
 
Phân tích cơ bản là việc phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty định đầu tư như dựa vào bảng cân đối tài khoản và bản báo cáo lợi tức của công ty để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán. Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản.
Một số nhà phân tích thường sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền mặt để xác định giá trị của công ty, trong khi đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E)… Như vậy nếu việc phân tích kĩ thuật bám sát vào qui luật cung cầu về chứng khoán trên thị trường thì phân tích cơ bản lại đi sâu vào nội bộ của công ty phát hành ra chứng khoán đó. Việc phân tích cơ bản sẽ đánh giá một chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành, và điều này sẽ khẳng định giá trị thực của một công ty có mối quan hệ mật thiết như thế nào với các đặc tính tài chính như: khả năng phát triển; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền mặt… Bất kỳ một sự chệch hướng nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực. Chính vì vậy nhà phân tích thường coi đó là kim chỉ nam cho quyết định đầu tư trong tương lai. Ví dụ một chiến lược đầu tư dài hạn bao giờ cũng phải bao quát đủ các yếu tố của phân tích cơ bản như:

* Mối quan hệ giữa giá trị cổ phiếu hiện hành và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được.
* Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.
* Các sai lệch của mối quan hệ có được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.

Ngoài ra rất nhiều nhà đầu tư còn dùng phương pháp phân tích cơ bản để chọn mua những chứng khoán có triển vọng tốt nhưng đang bị thị trường đánh giá thấp, tức là một cách thức đầu tư giá trị.

Nếu có quyết định chơi chứng khoán thì hãy là một nhà đầu tư thông minh và cẩn trọng. Hãy quyết định dựa trên cơ sở thông tin rút ra không chỉ từ phân tích kỹ thuật (về cung và cầu), mà chủ yếu phải từ phân tích cơ bản (về năng lực và hoạt động của các công ty). Phân tích cơ bản nhằm tính toán về thị trường, doanh số, các chỉ số tài chính, tình hình pháp lý và hệ thống quản trị của doanh nghiệp nhằm tìm ra các doanh nghiệp xứng đáng đầu tư. Phân tích kỹ thuật nhằm tìm ra thời điểm đúng lúc để tiến hành giao dịch. Để đổ tiền vào một nơi sinh ra lợi nhuận, nhà đầu tư cần phải biết cả về phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật bởi lẽ có tính toán được giá trị của cổ phiếu chính xác đến đâu mà không biết chọn đúng thời điểm đầu tư thì phân tích cũng trở thành vô nghĩa. Hiện nay có nhiều nhà đầu tư không cần biết đến các công cụ trên nhưng vẫn tiến hành đầu tư theo kiểu may rủi là rất nguy hiểm. Trong trường hợp xấu, chính họ là những người làm sụp đổ thị trường. Để thị trường có thể phát triển lành mạnh các nhà đầu tư cần phải có kiến thức, kinh nghiệm về thị trường chứng khoán bằng cách tập đầu tư các khoản tiền nhỏ trước vào các cổ phiếu có tính thanh khoản cao trước và theo dõi thị trường thật kỹ trước khi đầu tư các khoản tiền lớn.

Khi phân tích cơ bản trở thành kiến thức thông dụng của mọi nhà đầu tư thì thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn: có sự tham gia liên tục của các tổ chức đầu tư khiến giá cổ phiếu niêm yết hợp lý hơn; thông tin từ các công ty niêm yết đã bắt đầu tạo ra phản ứng tức thời đến giá cổ phiếu; nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các thông tin hàng ngày trên thị trường. Và khi phân tích cơ bản đã là cơ sở chính cho diễn biến giá cả thì "sân chơi" chứng khoán sẽ trở thành nơi đầu tư của những nhà đầu tư tài chính thực thụ.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT: Mô hình giá Falling Wedge

Posted: 24 Mar 2012 07:23 AM PDT

Mô hình Falling Wedge (hình chêm hướng xuống) là mô hình đồ thị báo hiệu xu hướng tăng giá, trong đó giá dao động với biên độ rộng ở phần đỉnh và thu hẹp biên độ dần khi giá càng xuống thấp hơn. Biểu hiện giá như thế hình thành dạng hình cái chêm cửa hướng xuống khi các điểm giá cao nhất và thấp nhất chạy theo kênh giá hội tụ dần.

Falling Wedge có thể là dạng mô hình đồ thị tiếp tục xu hướng mà cũng có thể là dạng mô hình đồ thị đảo chiều. Khi là dạng tiếp tục xu hướng thì Falling Wedge vẫn hướng xuống nhưng theo chiều ngược với xu hướng chính (là xu hướng tăng giá). Khi là dạng đảo chiều thì Falling Wedge hướng xuống và hướng theo chiều của xu hướng chính (là xu hướng giảm giá). Cho dù là dạng nào thì Falling Wedge vẫn là mô hình đồ thị báo hiệu xu hướng tăng giá.

Dưới đây là những yếu tố cần chú ý trong mô hình Falling Wedge:

(1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình Falling Wedge: Khi thể hiện vai trò đảo chiều thì mô hình này cần một xu hướng chính. Về lý tưởng thì Falling Wedge hình thành sau một xu hướng giảm giá kéo dài và đánh dấu mức thấp cuối cùng. Mô hình này thường hình thành qua thời kỳ 3 đến 6 tháng và xu hướng giảm giá trước đó cần kéo dài ít nhất 3 tháng.


(2) Đường kháng cự trên: Cần ít nhất 2 điểm giá cao nhất để hình thành đường kháng cự trên mà lý tưởng là cần 3 điểm, theo đó điểm cao sau nằm thấp hơn điểm cao trước.

(3) Đường hỗ trợ dưới: Cần ít nhất 2 điểm giá thấp nhất để hình thành đường hỗ trợ dưới mà lý tưởng là cần 3 điểm, theo đó điểm thấp sau nằm thấp hơn điểm thấp trước.

Đường kháng cự trên và đường hỗ trợ dưới hội tụ để tạo thành hình cái chêm khi mô hình phát triển chín muồi.

(4) Sự phá vỡ kháng cự: Mô hình Falling Wedge không hoàn thiện cho đến khi đường kháng cự bị phá vỡ một cách thuyết phục. Một khi xuất hiện điểm phá vỡ (breakout) thì có thể có sự điều chỉnh giá test lại vùng hỗ trợ mới này.

(5) Khối lượng giao dịch: Trong khi khối lượng giao dịch không đặc biệt quan trọng khi hình thành Falling Wedge thì nó là một thành phần tất yếu để xác nhận điểm phá vỡ. Nếu không có sự mở rộng khối lượng giao dịch tại điểm phá vỡ thì nó sẽ thiếu tính thuyết phục và dễ dẫn đến thất bại mô hình.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
================================================== ===

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết