Trung Quốc và EU đối mặt nguy cơ xung đột tiền tệ do kinh tế chậm lại

Khu vực đồng euro có thể quay lại với tăng trưởng một cách nhanh chóng là giảm giá mạnh đồng tiền chung. Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chăn sẽ không để yên cho một đồng euro yếu như vậy.

Nguy cơ suy thoái kinh tế đè nặng lên cả Trung Quốc và châu Âu có thể kiểm tra khả năng chịu đựng của Bắc Kinh đối với việc để đồng tiền nước này biến động tự do hơn, từ đó có thể tạo ra những cạnh tranh trong chính sách cho cả hai.

Số liệu công bố ngày 22/3 đối với sản xuất của Trung Quốc và khu vực đồng euro đã nhấn mạnh sự tương tác giữa những nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Khu vực tiền tệ gồm 17 quốc gia châu Âu được dự báo sẽ đối mặt với một cuộc suy thoái trong năm nay, củng cố cho dự báo về một đồng euro yếu hơn.

Tuy nhiên, Trung Quốc, ít nhất là cho tới bây giờ, lại đang là mối lo lắng hơn cả. Kể từ khi Bắc Kinh chính thức cắt giảm dự báo tăng trưởng từ 8% xuống 7,5%, những dữ liệu liên tiếp được công bố tại quốc gia này đã dấy lên mối quan ngại toàn cầu về một bóng ma bao trùm lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong môi trường suy thoái, chính quyền Trung Quốc sẽ có động lực để lại làm yếu đồng nhân dân tệ, như họ đã làm trong suốt thời gian qua, mỗi khi có bất ổn kinh tế. Và nếu đồng euro không thể chống đỡ với áp lực bán như nhiều người dự đoán, rất có thể sẽ buộc Bắc Kinh châm ngòi cho cuộc xung đột trực tiếp với châu Âu, nơi tiêu thụ khoảng 20% ​​sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc, theo số liệu từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong trường hợp đó, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách sử dụng sức mạnh của mình như dự trữ ngoại hối để đẩy giá đồng euro.

Megan Greene, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Âu tại Roubini Global Economics ở London cho biết: "Một điều có thể khiến khu vực đồng euro quay lại với tăng trưởng một cách nhanh chóng là giảm giá mạnh đồng euro. Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chăn sẽ không để yên cho một đồng euro yếu như vậy, bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu của nước này."

Cũng theo số liệu của WTO hàng hóa từ Liên minh châu Âu hiện chiếm khoảng 12% tổng sản lượng nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực - theo số liệu từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, đã trở thành đối tác thương mại song phương lớn thứ 6 của Trung Quốc trong năm 2011.

Thế khó của Trung Quốc hiện nay đang phản ánh sự phụ thuộc quá lâu của nước này vào xuất khẩu để tạo ra tăng trưởng cũng như việc làm. Nhận thức của các mối đe dọa từ mô hình này, mới đây chính phủ Trung Quốc đã thể hiện cam kết biến nước này thành nền kinh tế tăng trưởng dựa trên tiêu dùng. Thay đổi đó dự báo một đồng nội tệ mạnh hơn với một phương thức tiếp cận tỷ giá hối đoái tự do hơn.

Tuy nhiên, sự thay đổi này không thể xảy ra ngay lập tức và một khi thị trường xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại, sự cám dỗ phải làm yếu đồng nội tệ sẽ lại gia tăng.

Hầu hết sự tập trung của thị trường ngoại hối đều đổ dồn vào tỷ giá NDT/USD mà quên rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể làm yếu đồng tiền của mình thông qua tỷ giá với đồng euro. Gần đây, Bắc Kinh đã có những tác động nhẹ vào tỷ giá, đẩy đồng euro lên mức 8,355 NDT vào ngày 22/3 tăng 4,4% so với mức thấp từ nhiều năm 8,002 NDT trong tháng 1/2012.

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết