Châu Âu có thể đối mặt với khủng hoảng ngân hàng vào cuối tháng 11/2011

Exclusive Analysis cho rằng nợ công của Pháp có thể sẽ bị điều chỉnh giảm dẫn đến thị trường liên ngân hàng đóng băng.
Theo tổ chức Exclusive Analysis chuyên nghiên cứu về rủi ro trên toàn cầu, khả năng khủng hoảng ngân hàng xảy ra ở thời điểm từ ngày 23 – 26/11/2011 lên tới 65% sau khi Hy Lạp vỡ nợ và hệ thống ngân hàng Italy chịu chấn động.
Nhóm chuyên gia phân tích thuộc tổ chức cảnh báo khả năng lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ giải quyết được vấn đề đang ngày một thấp đi.
Hậu quả tệ nhất, theo phân tích của Exclusive Analysis, chính phủ Mỹ, Anh và nhóm nước BRICs sẽ từ chối cung cấp vốn cho khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua IMF. Trong một thế giới mà dự báo thường được đưa ra mà không có khung thời gian cụ thể, nghiên cứu của nhóm đã táo bạo đưa ra dự báo có thể sẽ thành hiện thực trong chỉ 3 tuần tới.
Trong kịch bản tồi tệ nhất, Exclusive Analysis cho rằng chính phủ Hy Lạp và Bồ Đào Nha sẽ sụp đổ do thiếu sự đồng thuận về hướng giải quyết khủng hoảng nợ, bất ổn xã hội sẽ tăng cao. Ngoài ra, sự phản đối tăng thêm tiền cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) của người Đức tăng cao, nguồn tiền cho quỹ cuối cùng thực tế sẽ giảm đi.
Báo cáo của tổ chức công bố ngày thứ Ba có đoạn viết: “Khi điều đó xảy ra, chính phủ Trung Quốc và BRICs đã phát đi tín hiệu rõ ràng về việc họ sẽ không hỗ trợ cho quỹ giải cứu châu Âu. EFSF tìm đến ECB, ECB từ chối in thêm tiền để cứu các nước Nam Âu. Khi EU không tăng được quy mô của EFSF, các ngân hàng châu Âu từ chối chấp thuận giảm 50% nợ cho Hy Lạp. Hiện cả IMF và ECB đều trì hoãn giải ngân tiền cho Hy Lạp.”
Exclusive Analysis cho rằng nợ công của Pháp có thể sẽ bị điều chỉnh giảm dẫn đến thị trường liên ngân hàng đóng băng. Chính phủ Hy Lạp và Italy gặp nhiều khó khăn khi muốn áp dụng chương trình thắt chặt ngân sách do vấp phải sự phản đối của người dân.
Exclusive Analysis dự báo sau khi có chính phủ mới, Tây Ban Nha sẽ tiếp tục đối đầu với bất ổn bởi chính phủ sẽ chấp thuận gói thắt chặt ngân sách, ngoài ra chính phủ Bồ Đào Nha sẽ công bố không thể thực hiện được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nhằm nhận tiền từ IMF và ECB.

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết