Sự cần thiết phải có luật cho domain và tài sản ảo


Hiện domain, blog, website là các tài sản ảo mà giá trị khai thác và sử dụng của chúng tăng theo tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, một nghịch lý là hiện chưa có luật bảo hộ chính thức nào dành cho domain và tài sản ảo.

Thử hình dung 1 blogger nổi tiếng kiếm hàng trăm ngàn USD 1 tháng chuẩn bị mất, thì ai sẽ là người sở hữu và khai thác nếu blogger này không để lại di chúc. và quyền khai website, quyền quản lý thông tin blog, quyền mua bán domain sẽ thuộc về ai?

Một trang web được xây dựng công phu, sau 1 đêm bị kiện buộc phải trả lại do quy kết là vi phạm bản quyền được bảo hộ.

Đây là một vấn đề tôi thấy rất bất hợp lý hiện nay đó là luật áp dụng cho domain và thương hiệu. Rất nhiều các bài viết của tôi về các hãng nổi tiếng kiện các chủ domain vì xâm phạm thương hiệu của họ, nhưng có những domain được đăng ký trước cả khi thương hiệu được bảo hộ vẫn rơi vào cảnh bị WIPO buộc trả lại cho chủ gây rất bức xúc cho các domainer hiện nay.

Một quyển sách khá hay của Tiến sĩ Konstantinos Komaitis (giảng viên Luật của đại học Strathclyde) đã thể hiện một cái nhìn còn bi quan hơn tôi khi nói rằng Domain đang được xem là CÔNG DÂN thứ cấp trong guồng máy thương mại điện tử mà domain lại là tác nhân chủ đạo. Ông cũng tái khẳng định " Domain là TÀI SẢN và đã là tài sản thì có quyền được pháp luật bảo hộ một cách công bằng, bình đẳng với các tác nhân xung quanh nó và cần thận trọng phân biệt domain với thương hiệu".

Theo tôi, đã đến lúc cần phải có cái nhìn rộng hơn và thoáng hơn với domain và domainer. Hãy đừng nghĩ domainer là giới đầu tư chụp giật mà hãy xem đây là 1 nghề nghiêm túc với đối tượng kinh doanh là một tài sản rất có giá trị hiện nay. Hãy có luật để bảo vệ chúng tôi. (Domain Zines)

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết