Tại sao tia X-quang lại có thể xuyên qua cơ thể người?


Ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn, ánh sáng lửa đều là những ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy được và được gọi là ánh sáng có thể nhìn thấy. Ngoài ra còn có một số ánh sáng mà mắt người không nhìn thấy, tuy không nhìn thấy nhưng bằng thí nghiệm có thể chứng minh sự tồn tại có thật của chúng, hơn nữa chúng lại có bản tính của ánh sáng. Tia X-quang là một loại trong số đó.

Năm 1895, nhà khoa học người Đức Luckin đã phát hiện ra tia X-quang đầu tiên khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không. Tia X-quang và ánh sáng có thể nhìn thấy có gì khác nhau?

Trong những nghiên cứu trong thời gian dài của các nhà khoa học, họ đã đưa ra tổng kết về bản tính của ánh sáng như sau: bất kỳ ánh sáng nào cũng đều là một dạng sóng điện từ, những bước sóng của các loại ánh sáng là khác nhau. Bước sóng trong khoảng 400 – 760 Nanomet (1 Nanomet = 10-9 m) là ánh sáng có thể nhìn thấy thông thường; những ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 400 Nanomet gọi là tia tử ngoại, là ánh sáng không nhìn thấy được; tia X-quang là loại ánh sáng có bước sóng ngắn hơn so với tia tử ngoại, nó chỉ bằng 1/10.000 bước sóng ánh sáng có thể nhìn thấy, nó cũng là ánh sáng không nhìn thấy.

Khả năng xuyên thấu qua vật thể của những ánh sáng có bước sóng khác nhau cũng khác nhau, ánh sáng nhìn thấy chỉ có thể xuyên qua những vật thể trong suốt như thủy tinh, cồn, dầu đốt,…, còn tia X-quang lại có thể xuyên thấu qua những vật thể không trong suốt như giấy, gỗ, và các tế bào trên cơ thể người.

Tại sao tia X-quang lại có thể xuyên qua cơ thể người và có thể hiện ra cái bóng của xương trên phim chụp? Thực ra, khả năng xuyên qua các loại vật thể của tia X-quang lại không giống nhau. Đối với những vật chất được cấu tạo thành từ những nguyên tử tương đối nhẹ như cơ bắp người… thì khi chiếu qua, tia X-quang giống như ánh sáng nhìn thấy chiếu qua những vật thể trong suốt, nó rất ít khi bị yếu đi. Còn đối với những vật chất được cấu thành từ nguyên tử nặng như sắt và chì thì tia X-quang không thể chiếu qua, dường như toàn bộ đều bị hấp thu hết. Sự hấp thu tia X-quang của xương cốt mạnh hơn 150 lần so với cơ bắp, vì vậy khi dùng tia X-quang chiếu vào cơ thể người, trên phim chụp sẽ lưu lại ảnh của xương cốt.

Tia X-quang có thể xuyên qua cơ thể người, ngành y học thường dùng nó để kiểm tra các cơ quan bên trong của cơ thể bệnh nhân như phổi, xương và dạ dày…

Nếu tiếp xúc nhiều với tia X-quang sẽ không có lợi cho cơ thể, nó còn gây ra những bệnh có tính phóng xạ. Vì vậy, các bác sĩ phụ trách công việc chụp X-quang trong bệnh viện đều phải mặc áo cao su bao quanh, đội mũ và đeo găng tay, đồng thời phải đeo kính thủy tinh chì để ngăn không cho tia X-quang chiếu vào các bộ phận trên cơ thể, gây tổn hại cho cơ thể.( x-quang.com)

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết