Đầu tư vào hàng hoá sụt giảm tuần đầu tiên trong 1 tháng

Trong tuần kết thúc ngày 15/6, nhà đầu tư rút 973 triệu USD ra khỏi các quỹ hàng hoá. Đây là dòng tiền chảy ra lớn nhất kể từ giữa tháng 5.
Tuần qua đánh dấu sự sụt giảm đầu tư của các quỹ vào hàng hoá lần đầu tiên trong vòng 1 tháng. 3 tuần trước đó, các quỹ liên tiếp đổ tiền vào kênh đầu tư này.
Sự sụt giảm bắt nguồn do tâm lý hoang mang về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và kéo theo nhu cầu về nguyên liệu sụt giảm.
Theo dữ liệu của Bloomberg, trong tuần kết thúc hôm 14/6, các nhà đầu cơ cắt giảm việc mua vào các tài sản phái sinh của hàng hoá, xuống còn 1,3 triệu hợp đồng kì hạn và quyền chọn về 18 mặt hàng của Mỹ, giảm 0,9% so với tuần trước đó. Đây là mức giảm đầu tiên kể từ hôm 17/5. Lượng đặt vào mặt hàng lúa mỳ giảm 63%, khí đốt giảm 41%.

Chỉ số GSCI của Standard & Poor về 24 nguyên liệu thô đã sụt giảm 4,7% trong tuần trước – sự mất mát đầu tiên kể từ đầu tháng 5.

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã có lần thứ 2 hạ mức dự báo tăng trưởng của Mỹ và thế giới trong năm nay. Tổ chức này cũng cảnh báo Mỹ và các nước châu Âu khác rằng tình hình về tăng trưởng kinh tế đã rất căng thẳng khi các nước này vẫn chậm trễ trong việc giảm thâm hụt ngân sách. Các vấn đề khu vực châu Âu có thể lan ra toàn thế giới.

“Kinh tế toàn cầu suy giảm có thể dẫn đến nhu cầu về hàng hoá, đặc biệt là hàng nông nghiệp yếu đi.” James Dailey, người sở hữu 200 triệu USD cổ phần quỹ TEAM Financial Asset Management LLC tại Harrisburg, Pennsylvania nhận xét. Lượng nắm giữ vào các tài sản hàng hoá của quỹ có thể sụt giảm tiếp trong tuần tới, ông cho biết.

Còn theo thống kê của tổ chức EPFR Global, trong tuần kết thúc ngày 15/6, các nhà đầu tư đã rút 973 triệu USD ra khỏi các quỹ đầu tư hàng hoá. Đây là dòng tiền chảy ra khỏi đầu tư hàng hoá lớn nhất kể từ giữa tháng 5, EPFR cho biết.

Số lượng hợp đồng lúa mỳ mà các quỹ quản lý tiền và các nhà đầu tư lớn khác nắm giữ giảm xuống còn 7.558 hợp đồng, giảm 12.896 hợp đồng, tương đương 63% so với tuần trước đó. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

Giá lúa mì kỳ hạn giao tháng 9 đã giảm 9,9% trong tuần trước – mức giảm nhiều nhất kể từ giữa tháng 3 do dự báo lúa mỳ của Nga - nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới sẽ trở lại thị trường ngày 1/7 tới do lệnh cấm vận xuất khẩu bị dỡ bỏ, sẽ làm gia tăng nguồn cung toàn cầu. Trong năm qua, giá đã tăng 48% do thời tiết xấu đe doạ đến mùa màng nhiều nơi. Giá ngô tăng 74% và giá đậu nành tăng 44%.
Tuy nhiên, lượng mua vào từ các quỹ về 11 hàng nông nghiệp của Mỹ tiếp tục tăng trong tuần kết thúc hôm 14/6, ghi nhận 4 tuần tăng liên tiếp. Lượng nắm giữ vào ngô tăng 5,4%, đường tăng 25% và cacao tăng 4 lần so với tuần trước đó.

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết