IMF cần cho thế giới

Không nên biến IMF thành một quỹ tiền tệ cho châu Âu bằng tiền từ nhóm nước không thuộc châu Âu. IMF cần cho thế giới nhưng thực sự đã đến lúc thay đổi tổ chức này
Chẳng có ai đoán trước được việc ông Dominique Strauss-Kahn mất chức Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) diễn ra quá bất ngờ và theo cách như vậy. Đáng mừng, quá trình chuyển giao sang lãnh đạo mới cho đến nay không gây ra quá nhiều gián đoạn như người ta lo sợ.
Đến cuối tháng này, giám đốc điều hành mới sẽ chính thức được bổ nhiệm. Ông ấy hoặc bà ấy, nhiều khả năng bà ấy, sẽ phải lèo lái IMF qua nhiều thay đổi lớn, khởi đầu với chính quá trình tuyển dụng.
Quá trình chuyển giao lãnh đạo êm thấm cũng có nhiều điều cần phải nói đến. Thế giới các nước mới nổi cho đến nay đã nghi ngờ khu vực đồng tiền chung châu Âu sử dụng IMF như một “con lợn đất” cho cuộc khủng hoảng của chính châu lục này.
Nay chính chính phủ các nước châu Âu đã rút ngắn quá trình lựa chọn để ủng hộ cho Bộ trưởng Tài chính Pháp bất chấp dư luận trước đó rằng ông Strauss Kahn sẽ là lãnh đạo châu Âu cuối cùng. Mọi chuyện hẳn sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người nếu chính bà Lagarde chiến thắng trong một cuộc cạnh tranh thực sự.
Lần tới, mọi chuyện sẽ phải khác. Trọng tâm cần chuyển từ xuất xứ địa lý của ứng viên sang chương trình mà IMF nên làm. Giám đốc điều hành sẽ phải trình bày kế hoạch của họ chi tiết hơn so với lần này.
Về phần mình, chính phủ các nước thành viên không nên làm hỏng quá trình chọn lựa như người châu Âu đã làm bằng cách tung hô về một ứng viên trước khi danh sách cuối cùng được chốt.
Tân giám đốc điều hành mới của IMF sẽ nợ nhóm nước nghèo và thu nhập trung bình một quá trình tuyển chọn lãnh đạo tốt hơn. Trước tiên nên khởi đầu với việc lựa chọn phó giám đốc điều hành, vị trí dự kiến sẽ trống trong năm nay. Lãnh đạo mới cần tăng được tầm ảnh hưởng của nhóm nước mới nổi trong ban điều hành của tổ chức này.
Trước mắt, IMF cần giải quyết tốt hoạt động tham gia vào giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu. Quy mô lượng tiền cam kết rất lớn. IMF sẽ phải giám sát hàng loạt nước không chỉ giàu có mà còn đang làm thành viên của một liên minh tiền tệ bắt nguồn từ tham vọng hội nhập lớn nhất của châu Âu thời gian gần đây. IMF hẳn đã không rót quá nhiều tiền vào các dự án mạo hiểm như Hy Lạp nếu có thêm sự tham gia của nhóm nước không thuộc châu Âu.
Rủi ro tài chính hiện hữu mang tính danh nghĩa hơn thực tế: ngay cả nếu chương trình thất bại, chính phủ nhóm nước khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ vẫn giữ nguyên IMF. Tuy nhiên, điều đó không khỏi ảnh hưởng đến uy tín.
Không nên biến IMF thành một quỹ tiền tệ cho châu Âu bằng tiền từ nhóm nước không thuộc châu Âu. Thế nhưng điều này vẫn đang xảy ra mỗi khi IMF can thiệp mạnh tay hơn vào châu Âu, cụ thể mới đây phải kể đến việc trở nên bớt căng thẳng hơn trong các khoản tiền dành cho Hy Lạp trong 12 tháng tới.
Giám đốc điều hành tiếp theo của IMF cần phải đưa ra được kế hoạch thoái lui khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu. Các nước khác có thể có lựa chọn khác: đưa ra giải pháp khu vực cho vấn đề mà quỹ phải giải quyết.
Thay đổi theo hướng trên có mức độ hợp lý riêng. Hệ thống hoán đổi khu vực như sáng kiến Chiềng Mai đã đóng vai trò quan trọng trong ngăn bảo hộ tài chính. Tuy nhiên thách thức lớn nhất trong hoạt động quản trị kinh tế thế giới chỉ có thể được giải quyết trên phạm vi toàn cầu và chẳng có tổ chức nào thay thế được IMF.
Vấn đề mà thế giới đang đương đầu bao gồm các yếu tố bất ổn trong kinh tế vĩ mô, kể cả mô hình thương mại mà nó đại diện cũng như dòng chảy tài chính phản ánh cho nó.
Chẳng có tổ chức nào hay bất kỳ một ai ở vị trí tốt hơn để kiểm soát dòng chảy tài chính quốc tế, chỉ ra nó bị điều tiết sai lầm chỗ nào và khuyến khích áp dụng chính sách, ví dụ như chính sách ngăn hoạt động trốn thuế liên biên giới.
Hơn hết đó là vấn đề đồng USD trong một thế giới mà thêm nhiều hoạt động kinh tế và tài chính diễn ra giữa nhóm nước mới nổi và cùng tồn tại xung quanh trục kinh tế toàn cầu.
Nếu IMF không tồn tại, chúng ta cũng sẽ phải lập ra nó. Và khi IMF đã tồn tại, IMF cần phải được điều chỉnh lại để điều chỉnh tốt hơn quá trình chuyển sức mạnh kinh tế sang nhóm nước mới nổi. Vị giám đốc tiếp theo của IMF cần làm rõ rằng IMF sẽ mang đến lợi ích cho tất cả các nước thành viên.
Ngọc Diệp
Theo FT

Comments

Popular posts from this blog

Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"

Giá hạt tiêu thế giới tăng mạnh

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết